Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình con bướm nằm ở dưới cổ. Nó là một phần của hệ thống nội tiết tố chịu trách nhiệm điều phối nhiều hoạt động của cơ thể. Tuyến giáp sản xuất hormone có tác dụng điều hòa quá trình trao đổi chất. Khi bị rối loạn tuyến giáp – điều tiết hormone tăng hoặc giảm bất thường - có thể gây ra một số bệnh về tuyến giáp

QC: Thuốc nội tiết tố Parlodel 2.5mg

Một số bệnh tuyến giáp thường gặp

             Bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức. Bệnh do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng của bệnh này nhiều hơn nam giới.

             Bệnh suy giáp

Suy giáp là căn bệnh đối nghịch với cường giáp. Khi đó, tuyến giáp sẽ hoạt động kém và sản xuất không đủ lượng hormone. Suy giáp thường do bệnh Hashimoto gây ra, phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc tổn thương do xạ trị.

             Bệnh Hashimoto

Bệnh Hashimoto còn được gọi là viêm tuyến giáp lymphocytic mãn tính. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch cơ thể có thể tấn công nhầm và phá hủy tuyến giáp cũng như khả năng sản xuất hormone.

             Nốt tuyến giáp

Các nốt tuyến giáp là sự tăng trưởng hình thành hoặc trong tuyến giáp. Nguyên nhân của tình trạng này không được rõ ràng nhưng có thể là do thiếu iod và bệnh Hashimoto. Các nốt tuyến giáp có thể ở dạng rắn hoặc dạng lỏng. Hầu hết các nốt này là lành tính. Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ rất nhỏ sẽ mắc ung thư. Nguy cơ mắc bệnh thường phổ biến ở phụ nữ và tăng dần theo tuổi.

Ung thư tuyến giáp: thường gặp ở những phụ nữ trưởng thành hơn là nam giới hoặc người trẻ. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau, tùy thuộc vào loại tế bào đặc hiệu bên trong tuyến giáp. Đa số những trường hợp ung thư tuyến giáp đều có tiên lượng tốt và tỷ lệ sống sót cao, đặc biệt là những bệnh nhân khi được chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu.

Rối loạn tuyến giáp ảnh hưởng thế nào đến thai nhi

Trong quá trình mang thai, tuyến giáp tăng sự quy nạp iodine để bảo đảm mức độ bình thường của sản xuất hormone tuyến giáp. Vì vậy, nếu chế độ ăn hằng ngày của những phụ nữ mang thai thiếu iot thì tuyến giáp có thể to lên. Rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai chủ yếu là suy năng tuyến giáp.

Nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp trong thời kỳ mang thai

Nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp trong thời kỳ mang thai chủ yếu là do viêm tuyến giáp mạn tính có tính chất tự miễn hay còn gọi là bệnh Hashimoto. Có những trường hợp có thể mắc bệnh Hashimoto từ trước khi có thai hoặc ở lần mang thai đầu tiên.

Ngoài ra, các nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp khác bao gồm:

             Do bà mẹ đã bị cắt tuyến giáp

             Điều trị iodine phóng xạ

             Do bệnh nhân đang điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp liều quá cao.

             Bướu giáp độc đa nhân

             Hạt giáp tăng tiết quá nhiều hormone giáp trạng

             Tiêu thụ lượng iốt quá mức.

Những phụ nữ mang thai có tiền sử gia đình có nhiều người bị bệnh tuyến giáp, những người đã bị viêm tuyến giáp, có bướu cổ to hoặc suy giáp trong lần có thai trước, và cả những sản phụ sống trong những vùng bị thiếu iot cần được theo dõi và thăm dò.

Trong khoảng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormone tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai. Giai đoạn này là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan của thai nhi nên nếu bị thiếu hormone trong thời gian này thì biến chứng rất nặng nề.

Rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai chủ yếu là suy năng tuyến giáp. Hậu quả của suy năng tuyến giáp ở người mẹ là tăng huyết áp, đẻ non, rau bong non, thậm chí là sảy thai, thai chết lưu. Đối với thai nhi khi đẻ ra trẻ bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ.

Xem thêm:

Ung thư phổi – nhận biết sớm, điều trị hiệu quả

Nghiên cứu mới phát hiện cục máu đông

Tác dụng phụ của Tamiflu ở trẻ em như thế nào ?