thuốc trị trầm cảm Cipralex 20mg
thuốc trị trầm cảm Cipralex 20mg
- Brands Lundbeck Pakistan (Pvt) Ltd
- Mã sản phẩm: Cipralex 20mg
- Tình trạng: Còn hàng
-
235.000VNĐ
- Ex Tax: 235.000VNĐ
Cipralex 20mg là thuốc gì? Thành phần và công dụng của Cipralex 20mg là gì? Mua
Cipralex 20mg ở đâu để có giá tốt và đảm bảo
hàng chính hãng? Giá bán của Thuốc Cipralex 20mg bao nhiêu?
Thuốc Tây Đặc Trị sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc Cipralex 20mg như
sau:
Thành
phần định tính và định lượng: Escitalopram 20mg
Tá dược: silicon dioxide dạng keo, natri croscarmellose, magie stearat, hydroxypropyl methylcellulose, polyethylene glycol 400, talc, cellulose vi tinh thể và titanium dioxide (trắng E-171).
Dạng bào chế: viên nén bao phim
Thuốc Cipralex 20mg thuộc danh mục Thuốc Đặc Trị điều trị bệnh trầm cảm.
Công dụng của thuốc Cipralex 20mg
Thuốc Cipralex 20mg được chỉ định điều trị bệnh trầm cảm, rối
loạn hoảng sợ có hoặc không có agoraphobia, rối loạn lo âu xã hội ( ám ảnh sợ
xã hội), rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Chống chỉ định sử dụng thuốc Cipralex 20mg
·
Người
mẫn cảm hoặc có tiền sử phản ứng quá mẫn với Escitalopram
hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc
·
Bệnh
nhân mắc bệnh QT kéo dài bẩm sinh hoặc rối loạn nhịp tim
·
Không
kết hợp thuốc Cipralex 20mg với thuốc pimozide
·
Không
nên dùng thuốc Cipralex 20mg với các thuốc ức chế mao (phenelzine, moclobemide tranylcypromine), khoảng cách
sử dụng các thuốc ức mao sau ít nhất 14
ngày ngưng điều trị bằng thuốc Cipralex.
Liều lượng điều trị
·
Đối
với người lớn điều trị bệnh trầm cảm hoặc rối loạn lo âu lan tỏa:
Liều khởi đầu: khuyến cáo nên bắt
đầu điều trị bằng liều 10mg Cipralex / lần / ngày, duy trì liên tục trong 7
ngày, sau đó tăng liều lên 20mg Cipralex / lần / ngày tùy thuộc vào khả năng
dung nạp và tình hình bệnh lý.
Liều duy trì: nên duy trì ở liều
lượng từ 10 – 20mg Cipralex / lần / ngày và không uống quá 20mg Cipralex / lần
/ ngày.
·
Đối
với người lớn tuổi điều trị bệnh trầm cảm: khuyên dùng liều lượng 10mg Cipralex
/ lần / ngày.
·
Đối
với trẻ em từ 12 – 17 tuổi điều trị bệnh trầm cảm hoặc rối loạn lo âu lan tỏa:
Liều khởi đầu: khuyến cáo nên bắt
đầu điều trị bằng liều 10mg Cipralex / lần / ngày, duy trì liên tục trong 21
ngày, sau đó tăng liều lên 20mg Cipralex / lần / ngày tùy thuộc vào khả năng
dung nạp và tình hình bệnh lý.
Liều duy trì: nên cho trẻ duy trì điều
trị ở liều lượng từ 10 – 20mg Cipralex / lần / ngày và không uống quá 20mg Cipralex
/ lần / ngày.
Thận trọng và lưu ý đặc biệt
Cipralex 20mg là thuốc thần kinh chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh không tự ý mua dùng
·
Bệnh
nhân bị động kinh hoặc đang sử dụng thuốc chống co giật vì Escitalopram có thể làm tăng khả năng xuất hiện các
cơn co giật
·
Bệnh
nhân mắc bệnh lý về tim vì Escitalopram
có thể làm tăng nhịp tim hoặc gây rối loạn nhịp tim
·
Người
đang bị tiêu chảy và nôn mửa nghiêm trọng hoặc đang sử dụng thuốc lợi tiểu
·
Bệnh
nhân mắc bệnh tiểu đường vì Escitalopram
có thể làm mất kiểm soát lượng đường trong máu
·
Bệnh
nhân mắc bệnh tăng nhãn áp vì Escitalopram
có thể làm tăng áp lực trong mắt.
·
Phụ
nữ đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú
·
Một
số thuốc tương tác với Cipralex: Axit
acetylsalicylic , dextroamphetamine, lisdexamfetamine, apixaban,
clopidogrel, dabigatran, rivaroxaban, warfarin, cetirizine, doxylamine,
diphenhydramine, hydroxyzine, loratadine, chlorpromazine, clozapine,
haloperidol, olanzapine, paliperidone, pimozide, quetiapine, risperidone,
butalbital, pentobarbital, phenobarbital, alprazolam, diazepam, lorazepam,
canagliflozin, chlorpropamide, glyburide, insulin, metformin, rosiglitazone,
ergotamine, dihydroergotamine, dalteparin, enoxaparin, tinzaparin,
clarithromycin, erythromycin, moclobemide, rasagiline, selegiline,
tranylcypromine, xanh methylen, baclofen, cyclobenzaprine,
methocarbamol, orphenadrine, codeine, fentanyl, morphine, oxycodone,
diclofenac, ibuprofen, naproxen, crizotinib, nilotinib, lapatinib,
pazopanib, sunitinib, ciprofloxacin, ofloxacin, clobazam,
levetiracetam, phenobarbital, phenytoin, primidone, topiramate, axit valproic,
zonisamide, citalopram, fluoxetine, paroxetine, sertraline, desvenlafaxine,
duloxetine, venlafaxine, sulfisoxazole, sulfamethoxazole, hydrochlorothiazide,
indapamide, metolazone….
Tác dụng phụ của thuốc Cipralex 20mg
·
Tác
dụng phụ thường gặp: chảy nước mũi, ngạt mũi, giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn,
bồn chồn, lo lắng, khó ngủ, mơ bất thường, buồn ngủ, chóng mặt, ngáp, ngứa da,
run rẩy, táo bón hoặc tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, khô miệng, đau cơ, đau
khớp, tăng tiết mồ hôi, rối loạn khả năng tình dục như: chậm xuất tinh, rối
loạn cương cứng, giảm ham muốn tình dục, cảm giác mệt mỏi, phát sốt, tăng cân
·
Tác
dụng phụ ít gặp: nổi mề đay, phát ban, ngứa rát, nghiến răng, kích động, lú
lẫn, hoảng loạn, lo lắng, ngất xỉu, giãn đồng tử, rối loạn thị giác, ù tai,
rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt ( ra nhiều hoặc không đều), tim đập nhanh, giảm
cân, chảy máu cam, sưng tay hoặc chân.
·
Tác
dụng phụ hiếm gặp: xuất hiện ảo giác, suy nhược cơ thể, nhịp tim chậm, co giật.
Xử lý khi uống thuốc quá liều
Khi sử dụng thuốc quá liều người dùng có thể gặp phải một số
triệu chứng sau: chóng mặt, kích động, run rẩy, một số trường hợp co giật và
hôn mê đã được báo cáo, buồn nôn, nôn mửa, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, rối
loạn nhịp tim, kéo dài khoảng QT, hạ kali máu hoặc hạ natri máu.
Trong trường hợp uống quá liều nên tiến hành loại bỏ thuốc
ra khỏi cơ thể và điều trị các triệu chứng lâm sàng, trong trường hợp người
dùng xuất hiện các triệu chứng co giật, hôn mê cần đưa đến các cơ sở y tế để
được hỗ trợ.
Bảo quản thuốc Cipralex 20mg
Bảo quản thuốc Cipralex 20mg ở
nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh để thuốc ở trong tủ lạnh, tránh để nơi ẩm ướt
hoặc phòng tắm, uống thuốc ngay sau khi lấy ra khỏi hộp để tránh thuốc bị giảm
tác dụng.
Bảo quản thuốc Cipralex 20mg khỏi
tầm tay của trẻ nhỏ hoặc vật nuôi trong nhà.
Mua thuốc Cipralex
20mg tại Thuốc Tây Đặc
Trị
Khách
hàng vui lòng liên hệ với chúng tối qua webside: thuoctaydactri.com để đọc thông tin chi tiết về thuốc Cipralex 20mg hoặc liên hệ trực tiếp thông qua hotline 0898 080 825 để được
tư vấn về thuốc cụ
thể nhất.
Thẻ từ khóa: benh_tram_cam