Các dấu hiệu nhận biết cơn động kinh

Tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết cơn động kinh
Blog tin tức - Có nhiều biểu hiện khác nhau ở cơn
động kinh, một số trường hợp có triệu chứng báo trước, xảy ra trước cơn động
kinh. Những triệu chứng này xảy ra nhanh ngay trước cơn thì gọi là cơn động
kinh thoảng qua. Do vậy cần phải hiểu để nhận biết dấu hiệu cơn động kinh
Biểu hiện rất đa dạng nhưng thường
gặp là:
1. Động kinh toàn thể:
Cơn động kinh xuất hiện rất đột ngột,
người bệnh thường kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra, ngay lập tức mất ý thức
hoàn toàn.
Cơn động kinh thường trải qua 3
giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn co cứng
kéo dài trong khoảng chừng một phút, khi đó người bệnh động kinh có biểu hiện
co cứng toàn bộ các cơ tứ chi, cơ ở thân, ở ngực, hai tay co, hai chân duỗi… dẫn
đến ngưng thở, tím tái, có thể cắn vào lưỡi.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn co giật cơ
kéo dài trong khoảng chừng một vài phút, khi đó người bệnh giật cơ từng đợt đều
đặn có nhịp, hai mắt trợn trừng, nhấp nháy, miệng sùi bọt có lẫn máu.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn hôn mê, lú
lẫn, sau giai đoạn co giật người bệnh vào giai đoạn hôn mê sâu, thở rống, đái
trong quần. Sau đó lúc tỉnh dậy thấy đau đầu, mỏi mệt.
Tuy nhiên, cũng có người có thể gặp
cơn không điển hình, người bệnh chỉ mất ý thức, té ngã.
2. Động kinh vắng ý thức:
Ở trạng thái này người bệnh động
kinh có đặc trưng bởi sự đột ngột mất ý thức, ngừng mọi hoạt động trong thời
gian rất ngắn vài chục giây. Lúc đó họ như đờ đẫn, mắt nhìn vô hồn, đánh rơi viết,
đồ vật đang cầm hoặc chữ viết bỗng trở nên nguệch ngoạc. Đây là tình trạng rất
nguy hiểm nếu người bệnh động kinh đang điều khiển phương tiện lưu thông, trèo
cao, lao động…
3. Động kinh cục bộ:
Người bệnh động kinh ngoài các trạng
thái trên còn có thể gặp các cơn co giật cục bộ ở mặt, tay hoặc chân…
4. Động kinh thái dương:
Ở trạng thái này còn gọi là động
kinh tâm thần. Đây là một vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm
mới có thể chẩn đoán được vì biểu hiện của nó rất giống rối loạn tâm thần.
Khi mắc các vấn đề về động kinh, nếu
không được điều trị đúng sẽ gây các hệ luỵ cho người bệnh. Trong đó thường thấy
là biến đổi nhân cách, tính tình. Người bệnh trở nên dễ giận dữ, ích kỷ, độc
ác, có tính thù vặt, tư duy lai nhai… Lâu hơn nữa có thể sa sút tâm thần do bệnh
động kinh.
Điều đặc biệt nếu không kiểm soát được cơn động kinh, người bệnh có thể lên cơn lúc đang làm việc gây ra tai nạn như: Té ngã gây bỏng, nguy hiểm thậm chí có thể tử vong nếu không có người cứu kịp thời.
Tham khảo thêm một số thuốc chống động kinh
Thuốc chống động kinh co giật Keppra 500mg
Thuốc sabril 500mg hộp 100 viên hàng thổ
