Những dấu hiệu bệnh cúm dễ nhầm lẫn với cảm lạnh

Những dấu hiệu bệnh cúm dễ nhầm lẫn với cảm lạnh
Bệnh cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
Ở trẻ em, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thể là sốt nhẹ rồi tăng dần (có thể trên 39 độ C), ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mắt mũi, mệt mỏi, kém ăn, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Ở một số trẻ lớn có thể thấy đau cơ, đau mỏi chân tay, đau họng, ho và nhức ở hốc mắt... Diễn tiến bình thường, sau từ 4-7 ngày, bệnh cúm sẽ tự khỏi dần, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tuy nhiên có trường hợp nặng, bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
QC:
Khi trẻ mắc cúm, hệ miễn dịch suy
giảm, nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc phù hợp, dễ dẫn đến các ảnh hưởng
nghiêm trọng hơn gồm: viêm đường hô hấp như viêm họng, thanh quản, viêm phế quản,
viêm phổi, hen phế quản kịch phát...; hoặc viêm nhiễm ngoài hô hấp như viêm tai
giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, và đặc biệt có khả năng gây tử vong cao
đối với trẻ mắc bệnh mạn tính. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 biến chứng dẫn đến viêm đường
hô hấp trên, còn nhiễm cúm A/H5N1 thì dễ biến chứng gây viêm phổi nặng.
Phòng và điều trị bệnh cúm như thế nào
Cúm có thể dễ dàng lây lan qua đường
hô hấp và tạo thành dịch, do đó việc tìm hiểu và nắm chắc những biện pháp phòng
ngừa bệnh cúm là rất quan trọng.
- Các trường hợp bị cúm, nhất là
cúm A cần được phát hiện sớm và cách ly.
- Giáo dục và tuyên truyền những kiến
thức cần thiết về bệnh cúm cho người dân như lây nhiễm qua đường nào, phòng
tránh ra sao.
- Tại những khu vực có dịch hoặc có
nguy cơ bùng phát dịch cần hạn chế tụ tập đông người, đeo khẩu trang khi ra
ngoài và thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Để hạn chế lây lan tại nơi có dịch,
cần thường xuyên khử trùng không khí xung quanh.
- Tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo
khuyến cáo của bác sĩ, nhất là những đối tượng có sức khỏe nhạy cảm như phụ nữ
mang thai và trẻ nhỏ.
- Kết hợp uống thuốc phòng bệnh
theo chỉ định của bác sĩ bên cạnh tiêm vắc xin trong các vụ dịch.
Thuốc điều trị cúm A H5N1 và H1N1
HIện tại thuốc điều trị cúm A hiệu
quả và an toàn nhất là thuốc Tamiflu 75mg với thành phần chính là oseltamivir của
hãng dược Roche là thuốc đặc trị bệnh cảm cúm A/H5N1 và H1N1. Đây là bệnh cúm
theo mùa hàng năm ở Việt Nam đều phát dịch vào dịp cuối năm. Tamiflu có tác dụng
ức chế virus cúm giúp bệnh nhân cắt cơn sốt nhanh. Hiện nay Tamiflu 75mg là
dòng sản phẩm hiệu quả nhất trong điều trị bệnh cúm gia cầm
Mặc dù là thuốc đặc trị bệnh cúm A nhưng là thuốc kê toa cần có sự chỉ định của bác sĩ, khách hàng không nên tự ý mua sử dụng
Xem thêm:
Nghiên cứu tác nhân bên ngoài có nguy cơ gây ung thư ruột
Vì sao ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ?