Suy thận là bệnh gì? Phân loại suy thận cấp và suy thận mạn
Suy thận là bệnh gì? Phân loại suy thận cấp và suy thận mạn
Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức
năng của thận. Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý dẫn đến suy thận. Về thời gian mắc
bệnh, người ta thường chia thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp (thuật ngữ
chuyên môn gọi là tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (thuật ngữ chuyên môn gọi
là bệnh thận mạn). Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và có thể phục hồi
hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một
vài tuần.
Ngược lại, suy thận mạn là quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Các biện pháp điều trị trong suy thận mạn chỉ nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bắt đầu đi qua giai đoạn cuối và cần được điều trị thay thế thận bằng lọc máu định kỳ, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.
QC:
Định nghĩa suy thận cấp tính, mạn tính
Suy thận cấp tính là tình trạng bệnh lý suy giảm chức
năng nhanh chóng cấp tính ở thận, mức lọc cầu thận giảm mạnh dẫn tới thiểu niệu
vô niệu nitơ phi protein trong máu tăng, rối loạn cân bằng nước-điện giải, rối
loạn cân bằng kiềm-toan…
+Bệnh xảy ra trong thời gian ngắn, trước đó chưa từng xảy
ra hoặc đã xảy ra nhưng chữa khỏi được, có một số trường hợp chuyển sang suy thận
mãn tính.
Suy thận mạn tính là tình trạng suy giảm chức năng thận,
tổn thương tế bào thận không hồi phục được cuối cùng sẽ dẫn tới suy thận giai
đoạn cuối bệnh nhân phải điều trị thay thế thận.
+Suy thận mạn tính xảy ra trong thời gian dài trên 3
tháng thường xuất hiện sau một số bệnh lý gây tổn thương tế bào thận mạn tính
(Mạch máu thận, cầu thận, ống-kẽ thận, bệnh đường tiết niệu, bệnh thận bẩm sinh
di truyền).
Triệu chứng lâm sàng của suy thận cấp và mạn
Suy thận mạn tính thường kéo dài trong nhiều năm bao gồm
các triệu chứng:
+Hội chứng phù: có thể phù mặt, tay chân hoặc toàn thân
tuỳ theo lượng nước và muối đưa vào cơ thể. Trường hợp suy thận do viêm thận-bể
thận mạn thường không có phù
+Triệu chứng da: nhợt nhạt, màu xám do thiếu máu và ứ đọng
các sản phẩm chuyển hoá, có thể có ngứa.
+Rối loạn tiêu hóa: giai đoạn đầu bệnh nhân thường chán
ăn, buồn nôn; giai đoạn cuối có thể ỉa chảy; loét niêm mạc mồm, miệng; loét đường
tiêu hoá.
+Triệu chứng tim mạch: Bệnh nhân thường bị thiếu máu đẳng
sắc, có thể xuất huyết, tăng huyết áp, suy tim ứ huyết, bệnh cơ tim và van tim,
viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, rối loạn nhịp tim.
+Triệu chứng thần kinh cơ: viêm thần kinh ngoại vi hoặc
hôn mê do urê máu cao
Suy thận cấp tính thường có các biểu hiện triệu chứng
khác nhau ở từng giai đoạn bệnh:
+Giai đoạn khởi đầu: là giai đoạn tấn công của tác nhân
gây bệnh có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Triệu chứng xuất hiện tuỳ theo từng
nguyên nhân suy thận cấp: rối loạn tiêu hóa, sốc, tụt huyết áp, protein niệu…
+Giai đoạn thiểu niệu vô niệu: thường kéo dài 10-14 ngày
nhưng có trường hợp ngắn chỉ 2-3 ngày và có trường hợp kéo dài 4-8 tuần. Đây là
giai đoạn toàn phát của Suy thận cấp, hầu hết các bệnh nhân đều có biểu hiện
triệu chứng giống nhau: tiểu ít hoặc vô niệu, hội chứng phù, tăng huyết áp, rối
loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa.
+Giai đoạn đi tiểu trở lại: kéo dài từ 4-7 ngày, lượng nước
tiểu tăng dần > 2 lít/24h, có trường hợp 4 -5 lít/24h
+Giai đoạn hồi phục: bắt đầu từ khi urê máu giảm và tiến
triển dần về bình thường, khả năng cô đặc nước tiểu của ống thận hồi phục chậm,
mức lọc cầu thận hồi phục nhanh hơn.
Triệu chứng cận lâm sàng của suy thận cấp tính, mạn tính
Suy thận mạn tính:
+Số lượng hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm.
+Chỉ số Nitơ phi protein trong máu: nồng độ urê và
creatinin tăng cao.
+Điện giải máu: nồng độ natri máu thường giảm, kali máu
bình thường nhưng khi có vô niệu hay trong đợt tiến triển nặng lên của suy thận
thì kali máu có thể tăng. Nồng độ canxi máu thường giảm và phospho máu thường
tăng. Khi thấy canxi máu tăng và phospho máu giảm là biểu hiện của cường chức
năng tuyến cận giáp thứ phát.
+pH máu giảm và bicacbonat máu giảm khi có suy thận nặng.
+Protein máu giảm.
+Lipit máu tăng nếu còn hội chứng thận hư.
Suy thận cấp tính:
+Nitơ phi protein máu tăng cao dần.
+Urê máu tăng dần.
+Creatinin máu tăng dần.
+Acid máu tăng dần
+Rối loạn cân bằng điện giải.
Theo đông y thận tàng khí, là nguồn cơn của sự sống trong cơ thể. Vì vậy khi một người có chức năng thận không hoạt động hoặc hoạt động không tốt sẽ phát sinh nhiều bệnh tật khác. Từ sự phân loại ở trên rõ ràng bệnh suy thận mạn là cực kỳ nguy hiểm. Do vậy trong sinh hoạt hằng ngày nên lưu ý về dinh dưỡng, hoạt động thể chất đều độ kết hợp các bài tập dưỡng sinh được ví như những bài thuốc bổ thận để tăng cường chức năng thận nhằm giúp thận luôn khỏe mạnh.
Xem thêm tin tức khác:
Phụ nữ thường xuyên mất ngủ dễ bị bệnh loãng xương