Bệnh suy thận mạn có nguy hiểm không?

Tin tức thuốc tây đặc trị - Bệnh suy thận là căn bệnh ngày càng
phổ biến, người bệnh thường chủ quan không kiểm soát bệnh từ giai đoạn đầu đến
khi bệnh chuyển qua giai đoạn sau thường việc điều trị trở nên tốn kém, đôi
khi không thể điều trị hiệu quả được. Việc tìm hiểu về bệnh thận không phải là
thừa do đó chúng ta cần phải trang bị kiến thức để nhận biết những dấu hiệu để
đánh giá đúng tình trạng. Từ đó sẽ có những hành động can thiệp kịp thời tránh
bệnh tình trở nặng
Bệnh suy thận mạn tính là căn bệnh nguy hiểm, bệnh khiến toàn bộ chức năng của thận suy giảm. Khi chức năng thận còn lại dưới 15% chức năng bình thường, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối vô cùng nguy hiểm. Phương pháp điều trị duy nhất lúc này là lọc máu và ghép thận.
QC:
Suy thận mạn giai đoạn cuối
Khi bị suy thận mạn giai đoạn cuối
cũng đồng nghĩa với việc thận không còn đủ khả năng để hoạt động tốt, đáp ứng
nhu cầu cuộc sống hằng ngày. Theo nghiên cứu, bệnh suy thận mạn thường sẽ không
tiến triển tới giai đoạn cuối cho đến ít nhất 10 hoặc 20 năm sau khi được chẩn
đoán. Suy thận mạn giai đoạn cuối là giai đoạn thứ 5 theo quá trình tiến triển
của bệnh và được đánh giá bằng mức độ lọc cầu thận (GFR).
Nguyên nhân phổ biến nhất được cho
là gây ra suy thận mạn giai đoạn cuối là do tăng huyết áp và đái tháo đường. Một
vài nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến suy thận mạn tính giai đoạn cuối có thể
là:
• Do
tắc nghẽn lâu dài đường tiết niệu do sỏi thận, một số loại ung thư hoặc tuyến
tiền liệt tăng sinh quá mức.
• Do
viêm cầu thận mạn, lupus ban đỏ hệ thống.
• Nước
tiểu chảy ngược vào thận khi trào ngược bàng quang – niệu quản.
• Có
những bất thường ở ổ bụng bẩm sinh.
Ngoài ra suy thận mạng còn có thể
gây ra bởi biến chứng của một số bệnh khác.
Biến chứng suy thận mãn tính
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng
suy thận mãn tính có thể gây ra một số các biến chứng nguy hiểm như:
• Tình
trạng ứ dịch: Khi thận hoạt động không tốt sẽ làm cho các chất độc bị dồn ứ bên
trong cơ thể, điều này khiến cho bệnh nhân bị sưng phù và tăng huyết áp. Lúc
này các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc lợi tiểu để giúp bệnh nhân loại bỏ bớt nước
trong cơ thể qua đường tiểu.
• Tình
trạng thiếu máu: Khi bị suy thận mãn tính, cơ quan này sẽ không thể sản xuất
erythropoietin. Lúc này người bệnh sẽ có lượng tế bào hồng cầu thấp hơn người
bình thường. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Việc điều trị
là tiêm một chất kích thích có tên gọi EPO vào cơ thể hoặc người bệnh có thể bổ
sung thêm sắt.
• Tình
trạng yếu xương: Để ngăn chặn tình trạng yếu xương, người bệnh cần phải bổ sung
canxi và vitamin D.
• Tình
trạng dư thừa acid: Sử dụng các loại thuốc kháng acid như muối bicarbonate sẽ
được chỉ định điều trị trong trường hợp này.
• Dư
thừa kali: Khi thận hoạt động kém hiệu quả, kali trong máu tăng có thể gây ra
tình trạng rối loạn nhịp tim, ngưng tim,…Lúc này người bệnh sẽ được kê một số
loại thuốc lợi tiểu để không bị quá tải kali.
Trên đây là một số thông tin về bệnh lý suy thận mạn. Hy vọng với những kiến thức bổ ích shop thuốc tây đặc trị sưu tầm sẽ giúp bạn có những phương án điều trị đúng cách. Chúc bạn mong bình phục!
Xem thêm:
Phương pháp chẩn đoán bệnh động kinh