Ổn định chỉ số đường huyết mà không dùng thuốc được không?

Bệnh tiểu đường thực chất là sự rối loạn sản sinh insulin của
cơ thể. Nhiều người đặt câu hỏi liệu có cách nào ổn định đường huyết mà không
phải dùng đến thuốc tiểu đường không? Câu trả lời của chúng tôi là có. Vấn đề bạn
phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn.
Người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 cần
phải chú ý đến thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày. Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo
đủ dinh dưỡng và cân bằng lượng đường từ đó duy trì được chỉ số đường huyết ổn
định.
Về nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất
QC:
Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm
như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm
người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:
Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám,
rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa các món chiên, xào...
Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh
tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.
Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt
gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp,
luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...
QC:
Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong
thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc,
rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo. Bên cạnh đó cần
tìm hiểu về đặc tính của từng loại rau để điều chỉnh và xoay vòng các loại rau
đảm bảo đầy đủ chất và cân bằng đường huyết. Một số loại rau cũng có tác dụng
làm giảm đường huyết như: khổ qua, râu bắp, những loại rau có vị đắng.
Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây
tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại
quả chín ngọt như: sầu riêng, chuối, xoài chín, nhãn…
Kích hoạt hệ thống giúp điều chỉnh việc sản sinh insulin
trong cơ thể dần ổn định thông qua việc vận động và tập thể dục. Việc vận động
thường xuyên và vừa sức sẽ có tác dụng rất tốt kích thích quá trình trao đổi chất
của cơ thể. Từ đó các cơ quan trở nên khỏe mạnh giúp quá trình sản sinh insulin
cũng diễn ra ổn định hơn
Xem thêm: