Đừng chủ quan với bệnh xơ vữa động mạch vành

Đừng chủ quan với bệnh xơ vữa động mạch vành

Bệnh động mạch vành là căn bệnh tiến triển đều đặn qua từng ngày mà không hề có một tác động hay một tín hiệu nào đối với cơ thể chúng ta. Qua thời gian các mạch máu trở nên xơ vữa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lưu thông của máu. Và khi phát hiện thì thường rất khó khăn để cứu chữa và thậm chí nguy hiểm cả tính mạng

Xơ vữa động mạch vành là gì?

Xơ vữa động mạch vành là bệnh lý trong đó các mảng bám được hình thành từ từ và bám vào thành động mạch vành. Mảng bám được tạo thành từ lipid, cholesterol, canxi và các chất khác có trong máu.

Theo thời gian, mảng bám tích tụ càng nhiều, tăng kích thước, khiến cho thành mạch cứng lại, làm giảm đường kính lòng mạch và cản trở lưu thông mạch máu đến nuôi cơ tim. Khi mảng xơ vữa nứt vỡ sẽ tạo ra các cục máu đông lấp kín lòng mạch, gây thiếu máu cục bộ cơ tim. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến  các biến cố tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim…. Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành

Động mạch vành là các mạch máu có chức năng nuôi dưỡng trái tim. Chúng được lót bởi một lớp tế bào mỏng gọi là nội mạc giúp máu chảy trơn tru trong lòng mạch.

Xơ vữa động mạch vành sẽ bắt đầu với các tổn thương nội mạc. Nguyên nhân phổ biến bao gồm:

- Cholesterol cao

- Huyết áp cao

- Viêm khớp hoặc lupus

- Béo phì, tiểu đường

- Hút thuốc

Một khi lớp nội mạc bị thương, mảng bám có thể xuất hiện trong thành động mạch. Mảng bám càng phát triển, nguy cơ gây biến chứng càng cao.

Ai có nhiều nguy cơ bị xơ vữa mạch vành?

Bất cứ ai cũng có thể bị xơ vữa động mạch vành. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, căn bệnh này có thể xuất hiện ngay cả ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ tăng lên khi bạn già đi. Hầu hết những người trên 60 tuổi đều mắc căn bệnh này.

Ngoài ra, nếu bạn có 1 trong những yếu tố dưới đây, bạn cũng dễ bị bệnh xơ vữa động mạch vành hơn.

- Thừa cân, béo phì

- Tiểu đường

- Huyết áp cao, mỡ máu

- Không tập thể dục và ăn rau củ quả thường xuyên.

- Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu.

- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch.

- Phụ nữ sau tiền mãn kinh hoặc từng bị tiền sản giật.

Một người có thể có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ. Càng nhiều yếu tố nguy cơ, bạn càng dễ bị xơ vữa động mạch vành.

Triệu chứng nhận biết xơ vữa động mạch vành

Khi các động mạch vành của bạn bị hẹp, chúng sẽ không thể cung cấp đủ máu cho tim. Điều này ban đầu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, khi mảng bám tăng kích thước, bạn có thể gặp phải các triệu chứng bệnh động mạch vành, bao gồm:

- Đau ngực (đau thắt ngực): Đây là triệu chứng điển hình nhất của xơ vữa động mạch vành. Bạn có thể cảm thấy bị đè nén, bóp chặt ở giữa hay bên trái ngực. Triệu chứng này thường xảy ra khi hoạt động gắng sức (đau thắt ngực ổn định) hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi, sinh hoạt bình thường (đau thắt ngực không ổn định). Ở một số người, đặc biệt là phụ nữ, tình trạng đau thắt ngực có thể không xuất hiện hoặc xuất hiện thoáng qua với mức độ nhẹ. Người bệnh chỉ cảm thấy nặng, tê, nóng rát vùng ngực hoặc cổ, cánh tay, lưng.

- Khó thở: Ban đầu, khó thở chỉ xuất hiện khi bạn làm việc gắng sức, leo cầu thang. Nhưng theo theo thời gian, cơn khó thở sẽ xảy ra thường xuyên hơn, nhất là vào ban đêm kèm theo mệt mỏi.

- Tim đập nhanh, đánh trống ngực: Thường xảy ra trong giai đoạn đầu. Bạn có thể nghe rõ tiếng tim đập, kèm theo cảm giác hồi hộp, hẫng hụt.

- Đau tim: Động mạch vành bị chặn hoàn toàn sẽ gây ra cơn đau tim. Các dấu hiệu điển hình của một cơn đau tim bao gồm đau thắt ngực, lan xuống vai và cánh tay, đôi khi kèm khó thở và đổ mồ hôi.

Ngoài các triệu chứng kể trên, có một số dấu hiệu không điển hình khác cũng cảnh báo xơ vữa mạch vành. Ví dụ như: mệt mỏi, lo lắng vô cớ, choáng váng, chóng mặt, khó tiêu, buồn nôn/ nôn, khó ngủ...

 Xem thêm

Đeo khẩu trang có ngăn ngừa triệt để Covid 19

Bí ẩn cơ sinh học đằng sau những cục máu đông

Điều trị chóng mặt do rối loạn tiền đình