Đau thắt ngực – Dấu hiệu bệnh thiếu máu cơ tim

Đau thắt ngực là một trong những triệu chứng điển
hình của bệnh thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, “điển hình” không có nghĩa là tất
cả!
Tim có chức năng bơm máu
đi nuôi cơ thể, nhưng nó cũng cần được “nuôi dưỡng” bằng dòng máu giàu oxy,
thông qua hệ thống mạch vành. Thiếu máu cơ tim là khi lưu lượng máu đến nuôi
dưỡng cơ tim bị giảm sút, nó có thể xuất hiện ở những người bị xơ vữa động mạch
vành hoặc không. Trong đó, rối loạn chức năng mạch máu ở các tiểu động mạch
(nhánh nhỏ của động mạch vành) nằm sâu trong cơ tim được cho là thủ phạm kích
hoạt các triệu chứng thiếu máu cơ tim cục bộ và bộc lộ bằng nhiều dấu hiệu
khác nhau chứ không chỉ là các cơn đau thắt ngực. Đau thắt ngực - triệu chứng
thường gặp của thiếu máu cơ tim
Vị trí đau thường là
vùng ngực trái trước tim, có thể lan ra cổ, hàm, vai hoặc cánh tay trái. Mỗi
người có thể bắt gặp triệu chứng đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim ở một trong các hình thái dưới đây:
- Đau thắt ngực ổn định:
Cơn đau ngực xuất hiện khi gắng sức (nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim tăng lên)
được gọi là đau thắt ngực ổn định. Đau giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn
mạch.
- Đau thắt ngực không ổn
định: Cơn đau có thể xảy ra ngay cả khi đang nghỉ ngơi hoặc khi ngủ, không liên
quan đến hoạt động gắng sức, không đáp ứng với thuốc giãn mạch. Đau thắt ngực
không ổn định nguy hiểm hơn đau thắt ngực ổn định vì phần lớn những người
bị nhồi máu cơ tim là do cơn đau này.
Ở một số người bị thiếu
máu tim có thể không được cảnh báo bằng các cơn đau thắt ngực mà bằng các dấu
hiệu không điển hình. Trường hợp hợp này thường gặp ở người cao tuổi, người
bệnh tăng huyết áp mắc bệnh đái tháo đường lâu năm, phụ nữ hoặc những người
thường xuyên bị stress hoặc người có ngưỡng chịu đau cao.
Các dấu hiệu thiếu máu
cơ tim ít gặp dễ bị bỏ qua
Ngoài đau thắt ngực,
triệu chứng của thiếu máu cơ tim còn có thể được cảnh báo bằng nhiều dấu hiệu
khác như:
- Mệt mỏi vô cớ: Người
bệnh đột nhiên cảm thấy rất mệt như thiếu năng lượng để hoạt động
- Khó thở, thở hụt hơi
và cảm giác ngột ngạt như thiếu không khí để thở. Càng vận động hay lo lắng,
mức độ khó thở càng tăng lên
- Tim đập nhanh trên 100
nhịp/phút kèm với đánh trống ngực, khiến người bệnh cảm thấy hồi hộp, bồn chồn,
cảm giác có tiếng ngựa phi trong lồng ngực.
- Phù chi hoặc phù phổi
do chất lỏng tích tụ trong cơ thể, khiến người bệnh khó ngủ, ngủ trằn trọc phải
kê cao gối mới dễ ngủ hơn - thường gặp ở giai đoạn bệnh nặng và gây biến chứng
suy tim
Ngoài ra, một số ít
người thay vì đau ngực bên trái còn có thể gặp phải cơn đau ngực bên phải có
lan ra cánh tay, đau hàm, đau vùng thượng vị hay đau sau lưng.
Cảnh giác với các dấu
hiệu cảnh báo nguy hiểm
- Mệt mỏi bất thường mà
trước đây không hề có, lặp đi lặp lại nhiều ngày liên tục.
- Lo lắng xuất hiện từ
vài tuần và tăng dần theo từng ngày trước khi nhồi máu cơ tim xuất hiện.
- Đau, tê cánh tay hoặc
ngứa ran và sưng phù cánh tay, có thể xuất hiện kèm theo đau ngực hoặc không.
- Đau lưng, vai, đau
hàm.
- Chóng mặt, hoa mắt bất
chợt kèm với thay đổi nhận thức, đổ mồ hôi lạnh vùng đầu cổ, buồn nôn, đầy
trướng bụng, buồn đi cầu.
- Khó ngủ, mất ngủ, ngủ
không sâu giấc kèm với bồn chồn, lo âu.
Biện pháp giảm triệu
chứng, tránh rủi ro hiệu quả
Điểm cốt lõi trong điều
trị thiếu máu cơ tim là người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
kết hợp với các biện pháp sau đây:
Điều chỉnh chế độ ăn
lành mạnh: Chế độ ăn tốt cho tim mạch bao gồm nhiều rau xanh, trái cây tươi,
các loại quả hạch, cá biển và chất béo từ thực vật. Hạn chế đồ ăn mặn, thực
phẩm giàu cholesterol (mỡ, nội tạng động vật), chất béo xấu như đồ ăn nhanh, đồ
chiên xào.
Giải tỏa căng thẳng:
Stress là thủ phạm chính gây rối loạn chức năng mạch máu, gây co thắt mạch vành
và làm tăng gánh nặng cho tim. Vì vậy, bạn cần hạn chế căng thẳng bằng các
phương pháp như tập thiền, yoga, nghe nhạc, ngủ đủ giấc.
Tránh lạnh đột ngột và
thuốc lá: Đây là hai tác nhân kích thích co thắt mạch vành và cản trở dòng máu
chảy tới tim. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống thay đổi
nhiệt độ đột ngột và tránh xa các khu vực có khói thuốc lá.
Tập luyện thể dục thường
xuyên: Nên luyện tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày với các môn thể thao nhẹ nhàng
như đi bộ, đạp xe, yoga… Tập với mức độ gắng sức vừa phải, tăng dần cường độ và
mức độ theo thời gian.
Nếu sử dụng thuốc trị đau thắt ngực kết hợp với các biện
pháp trên nhưng đau tức ngực vẫn xuất hiện thì các bác sĩ có thể điều trị bằng
phương pháp can thiệp, nong mạch, đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu để dòng máu
tới tim được thông suốt.
Nguồn : SKĐS